Hôm nay là sáng thứ bảy nên thức giấc muộn, tôi không xem thời tiết như thường lệ. Qua khung cửa sổ từ phòng ngủ tôi nhìn ra mảnh vườn nhỏ sau nhà, mặt trời đã lên tự bao giờ, chan hoà ánh nắng và không có hạt tuyết nào rơi! Vì cây cherry và cây phong đều trụi lá nên tôi không đoán được ngoài trời đang gió lồng lộng, tôi thoáng mừng vì nghĩ rằng hôm nay trời ấm!
Như thường lệ vào sáng cuối tuần, sau khi pha một bình cà phê cho cả nhà, tôi khoác vội chiếc áo mùa đông định ra ngoài trời hít thở một ít không khí trong lành sau một đêm dài ngủ vùi trong căn i ấm cúng bởi máy sưởi gas được mở từ đầu tuần lập đông! Khi vừa mở cửa tôi bật kêu lên “Ô trời ơi, sao mà trời lạnh thế này!”, nhưng tôi vẫn bước ra ngoài và rảo một vòng quanh sân.
Sau sáu tháng ở trại chuyển tiếp tại Thái Lan, ba anh em và người cháu trai được một hội thánh Tin Lành bảo lảnh đi Canada. Chúng tôi đi Bankok ở thêm vài tuần trước khi lên máy bay để đến phi trường Toronto. Đón gia đình chúng tôi là hai bà bảo (khá lớn tuổi), sau khi họ giúp chúng tôi làm thủ tục giấy tờ xong, mỗi người một chiếc xe đưa chúng tôi về phố nhỏ có tên là Midland. Tuy lúc bấy giờ là giữa tháng năm, đang là mùa xuân của Canada nhưng trời tiết trời còn rất lạnh.
Trước đây Canada không có nhiều di dân như bây giờ nên dân địa phương dường như ai cũng rất tử tế với các người mới đến định cư, đặc biệt là người Việt. Chúng tôi may mắn được sự trợ giúp nồng nhiệt của các hội viên trong nhà thờ; người cho quần áo cũ đủ mặc bốn mùa, người cho giường tủ,Tivi, đồ dùng cá nhân, ngay cả chén đủa cũng có, vân vân… Đáng quý hơn cả, một ông bà cho gia đình tôi cư ngụ trong một ngôi nhà hai phòng ngủ, tuy nhỏ nhưng đầy đủ tiện nghi, được miễn tiền thuê nhà và điện nước cũng hơn sáu tháng. Trong thời gian học English, chúng tôi được chính phủ trợ cấp tiền chi tiêu hàng ngày. Mỗi sáng, một ông mục sư của nhà thờ vốn là tài xế xe bus của một trường tiểu học trong phố, vì tiện tuyến đường nên ông đến rước chúng tôi đưa đến trường luôn thể. Buổi chiều thì chúng tôi đi bộ về nhà.
Tôi không bao giờ quên cảm giác của mình trong ngày nhận quần áo cũvà đồ dùng cá nhân mà họ gởi cho hai chị em tôi, cầm lên mà tủi thân rưng rưng nước mắt. Thấy thế, ông anh rầy:
- Hai đứa nhớ rằng mình đang ăn nhờ ở đậu xứ sở người ta, đến đây với hai bàn tay trắng, quần áo, nữ trang, thuốc men mang theo đều bị mất hết, nên bây giờ có cái gì dùng cái đó! Ráng học xong English rồi đi tìm việc làm, sau đó mới tính đến bước kế tiếp!
Sau khi nghe anh khuyên, hai chị em dẹp bỏ tự ái mà lo học. Anh tôi thì Anh văn giỏi từ lúc còn ở Việt Nam nên ít bị trở ngại nhiều về Anh ngữ,! Sau vài tháng học nghe và phát âm thì anh có nhiều tự tin hơn, anh nhờ ông mục sư giúp tìm việc làm bán thời gian sau giờ đi học và cuối. Sau một tuần, họ báo tin đã tìm được cho anh việc đổ xăng ở một trạm xăng hơi xa phố. Vì là một phố nhỏ, không công kỷ nghệ nên rất khó kiếm việc, anh nghĩ là mình may mắn, anh, dẹp bỏ tự ái của một giáo sư khi còn ở Việt nam anh nhận công việc nầy! Trời bắt đầu chuyển sang đông, thời tiết trở nên rét lạnh,từ trạm xăng đi bộ về đến nhà lúc nào hai lỗ tai của anh cũng “đỏ hỏn” và đôi tay lạnh cóng. Hai chị em nhìn anh đau lòng mà rơi nước mắt. Sau đó vì không chịu nỗi lạnh, anh xin nghỉ việc và tìm được việc rửa chén cho một nhà hàng trong phố, lương có khá hơn chút đỉnh .
Tôi còn nhớ có lần ông bà Belsey, là một trong những hội viên của nhà thờ bảo trợ cho chúng tôi, đến thăm viếng chúng tôi và gợi ý gởi cho một ít tiền để xoay sở trong gia đình nhưng anh từ chối vì biết ông bà đang sống bằng tiền hưu trí mỗi tháng. Bà rưng rưng nước mắt và nói với anh:
- Hai em gái của mày cần có ít tiền để mua sắm đồ dùng phụ nữ hàng tháng!
Anh trả lời:
- Không sao, chúng tôi xoay sở được! Nếu có thể ông bà tìm việc bán thời gian cho hai em tôi thì tôi rất cám ơn!
Ông bà đồng ý, nán lại chơi thêm vài phút rồi ông bà ra về.
Sau hai tuần, em tôi được việc sửa đồ jeans, tôi thì không biết may nên nhận việc phụ bếp trong một tiệm pizza sau giờ học và ngày thứ bảy. Tôi còn nhớ, lúc ấy bà chủ tiệm cần một người lau dọn sàn nhà mỗi sáng chủ nhật, vì cần thêm tiền nên tôi nhận lời. Có một lần anh đi ngang qua tiệm, nhìn qua cửa sổ và bắt gặp tôi đang tôi đang lui cui ngồi lau chân bàn ghế, chợt tôi cũng thấy anh đứng nhì và tôi tươi cười vẫy tay chào. Trong giờ ăn cơm chiều với gia đình, anh nói:
- Tuần tới em hãy nghỉ làm việc lau chùi ngày chúa nhật đi! Đến tiệm làm sau khi tan học và ngày thứ bảy là đủ rồi!”
- Sao vậy anh?”
- Anh không thoải mái khi thấy em ngồi dưới đất lau từng chiếc ghế và chân bàn cho người ta!”
Nghe anh nói, tôi thật cảm động và ấm lòng vì anh là người trầm lặng, tình cảm dành cho gia đình không bao giờ biểu lộ nên trước đây tôi không đo lường được tình thương của anh dành cho em gái như thế nào. Ngày hôm sau, tôi xin bà chủ cho tôi nghỉ việc ngày chúa nhật và được bà đồng ý. Thật tình, làm việc này tôi cũng tủi thân nhưng đâu dám nói cho anh và em của mình biết!
Thời gian này, tôi vui nhất là gặp lại đồng hương trong lớp English, mỗi ngày trong giờ giờ thực tập nói tiếng Anh mà cả lớp chúng tôi rơi nước mắt. Thương cho hai cô giáo tốt bụng, một người thì chịu khó dẫn đám học trò về nhà, dạy từng món đồ dùng trong nhà bếp, phòng khách và phòng tắm , một cô thì dẫn học sinh đi shopping, đi ngân hàng, vân vân…
Có một lần cô giáo thấy tôi và em mặc áo thêu, cô giáo rất thích hỏi ai thêu; tôi cho cô biết là tôi thêu! Sau đó cô nhờ tôi thêu một đóa hồng có cành lá xanh trên một mảnh vải nhỏ màu đen để cô lộng vào khuôn làm tranh treo lên tường. Sau khi tôi hoàn tất cô rất hài lòng, ngày hôm sau cô gởi cho tôi ít tiền nhưng tôi từ chối và nói “Cô hãy xem đây là món quà kỷ niệm từ một học trò!” Tôi muốn nói thật nhiều để tỏ lòng tri ân sự tận tâm của cô dành cho học trò chúng tôi, nhưng vốn từ ngữ Anh văn của mình lúc ấy quá ít ỏi!
Ngày tháng trôi nhanh, xuân đi hạ đến, thu sang...! Nơi tôi ở mùa thu rất đẹp, hai bên đường từ phố về nhà, những hàng phong lá chuyển màu từ xanh qua vàng và có những cây có lá đỏ thật đẹp và thơ mộng. Cuối thu thì lá rơi đầy sân nhà và đường phố, có lẽ vì đẹp nên không ai quét lá cho đến thu tàn .
Rồi mùa đông lại đến... tôi và cô em vui mừng đón lấy từng bông tuyết trắng rơi lung linh, chúng tôi xòe đôi tay để hứng lấy. Nhớ lại khi xưa chỉ biết cảnh mùa đông tuyết trắng đẹp qua như tranh qua những hình ảnh trong film và các thiệp Giáng Sinh .
Chúng tôi không theo đạo Thiên Chúa nên gia đình không định ăn tiệc Réveillon năm đó, nhưng chúng tôi được ông bà bảo trợ mời ăn Giáng Sinh vào chiều ngày 25. Buổi tiệc vỏn vẹn có hai vợ chồng già, anh em và cháu tôi nhưng không khí thật ấm cúng. Xong tiệc trên đường về, tuyết rơi nhiều nhưng lại ấm chớ không lạnh như chúng tôi nghĩ. Tuyết rơi suốt đêm và nhiệt độ dần dần hạ xuống thấp đến âm 10 độ C. Tin tức trên Tivi thông báo là suốt đêm sẽ bão tuyết, gần sáng nhìn ra cửa sổ ôi thấy mênh mông là tuyết! Cửa ra vào và cửa sổ đều đóng băng; chúng tôi phải nấu nước sôi và dùng đồ sấy tóc để làm tan tuyết mới mở được cửa.
Sau khi mãn khóa English, anh tôi và cô em dời về một thành phố Toronto để tìm việc làm. Anh dùng tiền dành dụm bấy lâu thuê một căn gát nhỏ và mua một ít vật dụng tiện nghi cho "nhà mới". Cả hai người tìm được việc vào toàn thời gian trong ca ngày: anh làm ở hãng đồng hồ Seiko, em gái thì ở hãng dệt vớ Sport. Em tôi tiếp tục học thêm Anh văn vào sau khi tan việc. Khi đời sống và việc làm của hai người tạm ổn, anh tôi kêu tôi dọn lên thành phố ở chung. Tôi dọn lên được vài tuần thi tìm được việc bán thời gian tại một Pizza Restaurant sau giờ tan học.
Sau này tôi tìm được việc làm tại một hãng may vớ da người cho phụ nữ còn gọi (pantyhoses). Vớ mỏng khó may, lại làm gia công rất khó kiếm đủ tiền sinh sống cho ba tháng đầu tiên, tôi vừa ngồi may và vừa khóc trong suốt mấy tuần đầu! Ban ngày làm việc mệt mỏi, ban đêm đi học, tôi dường như không thấy mặt trời mọc từ ngày thứ hai cho đến thứ sáu.
Vì không có xe, chỗ làm thì khá xa nên mỗi ngày khoảng trước 6 giờ sáng chúng tôi phải ra khỏi nhà đón bus; nếu may mắn thì gặp xe bus trờ tới, còn không thì phải chờ 15 hay 20 phút mới có chuyến kế. Đứng chờ xe trong thời tiết của mùa đông giá rét, đôi khi tay và chân không còn cảm giác. Khi cuộc sống tạm ổn định, ba anh em tôi chính thức trở lại trường học, tốt nghiệp, tìm được việc làm tốt và lương khá hơn xưa.
Nghĩ lại những ngày tháng vất vả, tôi thấy thương và mang ơn những người thân quen của mình trong thời gian khổ cực! Anh tôi, thời gian ấy tuy tiền lương thấp nhưng cố gắng mua cho mỗi đứa em một cái đồng hồ đeo tay hiệu Seiko làm quà Giáng Sinh của năm thứ nhì nơi xứ người, kế đến và hai cô giáo và các người bảo trợ, nhất là ông bà Belsey người hiền hòa, nhân ái vô bờ, nồng nhiệt trợ giúp gia đình tôi vượt qua những tháng ngày khó khăn.
Đến mùa đông thứ ba, chúng tôi mời ông bà Belsey đến dự tiệc Giáng sinh cùng gia đình vào trưa ngày 24. Trước khi vào bàn ăn, bà bảo chúng tôi mở hộp quà của bà gởi tặng, em tôi mở ra thì thấy bên trong toàn là những đồ đan và móc bằng chỉ len, nào là những chiếc vớ nho nhỏ màu đỏ viền trắng, nào là hoa tuyết, chuông nhỏ, vân vân… tất cả được đan va móc rất khéo léo để treo lên cây thông. Bà Belsey bảo chúng tôi hãy treo lên vì bà muốn nhìn thấy ngày Giáng sinh ấm cúng và sung túc của gia đình. Chúng tôi làm theo lời yêu cầu, cả nhà nhìn thấy được nụ cười nở trên môi cùng ánh mắt của ông bà, người mà chúng tôi vẫn một lòng thương mến trước và sau khi hai vị qua đời.
Những tháng năm dài vất vả trên xứ người đã lặng lẽ trôi qua! Bây giờ chỉ còn là kỷ niệm với niềm vui và hạnh phúc để nhớ đến cho hết quãng đời còn lại của mình!
Yên Dạ Thảo
08.12.2012
Như thường lệ vào sáng cuối tuần, sau khi pha một bình cà phê cho cả nhà, tôi khoác vội chiếc áo mùa đông định ra ngoài trời hít thở một ít không khí trong lành sau một đêm dài ngủ vùi trong căn i ấm cúng bởi máy sưởi gas được mở từ đầu tuần lập đông! Khi vừa mở cửa tôi bật kêu lên “Ô trời ơi, sao mà trời lạnh thế này!”, nhưng tôi vẫn bước ra ngoài và rảo một vòng quanh sân.
Trở vào nhà tôi pha cho mình tách cà phê sửa nóng, thanh thảng ngồi thưởng thức từng ngụm cà phê, tôi nhớ lại những mùa đông cũ, và ngán ngẫm khi nghĩ đến mùa đông sắp đến tôi khẽ thở dài! Cây Giáng sinh trong nhà dường như mình mới lấy xuống mà bây giờ phải sắp sửa lấy ra để decorate lại nữa rồi! Mỗi mùa Giáng sinh đến đều gợi cho tôi nhớ lại những ngày mới đến định cư ở Canada.
*****
Sau sáu tháng ở trại chuyển tiếp tại Thái Lan, ba anh em và người cháu trai được một hội thánh Tin Lành bảo lảnh đi Canada. Chúng tôi đi Bankok ở thêm vài tuần trước khi lên máy bay để đến phi trường Toronto. Đón gia đình chúng tôi là hai bà bảo (khá lớn tuổi), sau khi họ giúp chúng tôi làm thủ tục giấy tờ xong, mỗi người một chiếc xe đưa chúng tôi về phố nhỏ có tên là Midland. Tuy lúc bấy giờ là giữa tháng năm, đang là mùa xuân của Canada nhưng trời tiết trời còn rất lạnh.
Trước đây Canada không có nhiều di dân như bây giờ nên dân địa phương dường như ai cũng rất tử tế với các người mới đến định cư, đặc biệt là người Việt. Chúng tôi may mắn được sự trợ giúp nồng nhiệt của các hội viên trong nhà thờ; người cho quần áo cũ đủ mặc bốn mùa, người cho giường tủ,Tivi, đồ dùng cá nhân, ngay cả chén đủa cũng có, vân vân… Đáng quý hơn cả, một ông bà cho gia đình tôi cư ngụ trong một ngôi nhà hai phòng ngủ, tuy nhỏ nhưng đầy đủ tiện nghi, được miễn tiền thuê nhà và điện nước cũng hơn sáu tháng. Trong thời gian học English, chúng tôi được chính phủ trợ cấp tiền chi tiêu hàng ngày. Mỗi sáng, một ông mục sư của nhà thờ vốn là tài xế xe bus của một trường tiểu học trong phố, vì tiện tuyến đường nên ông đến rước chúng tôi đưa đến trường luôn thể. Buổi chiều thì chúng tôi đi bộ về nhà.
Tôi không bao giờ quên cảm giác của mình trong ngày nhận quần áo cũvà đồ dùng cá nhân mà họ gởi cho hai chị em tôi, cầm lên mà tủi thân rưng rưng nước mắt. Thấy thế, ông anh rầy:
- Hai đứa nhớ rằng mình đang ăn nhờ ở đậu xứ sở người ta, đến đây với hai bàn tay trắng, quần áo, nữ trang, thuốc men mang theo đều bị mất hết, nên bây giờ có cái gì dùng cái đó! Ráng học xong English rồi đi tìm việc làm, sau đó mới tính đến bước kế tiếp!
Sau khi nghe anh khuyên, hai chị em dẹp bỏ tự ái mà lo học. Anh tôi thì Anh văn giỏi từ lúc còn ở Việt Nam nên ít bị trở ngại nhiều về Anh ngữ,! Sau vài tháng học nghe và phát âm thì anh có nhiều tự tin hơn, anh nhờ ông mục sư giúp tìm việc làm bán thời gian sau giờ đi học và cuối. Sau một tuần, họ báo tin đã tìm được cho anh việc đổ xăng ở một trạm xăng hơi xa phố. Vì là một phố nhỏ, không công kỷ nghệ nên rất khó kiếm việc, anh nghĩ là mình may mắn, anh, dẹp bỏ tự ái của một giáo sư khi còn ở Việt nam anh nhận công việc nầy! Trời bắt đầu chuyển sang đông, thời tiết trở nên rét lạnh,từ trạm xăng đi bộ về đến nhà lúc nào hai lỗ tai của anh cũng “đỏ hỏn” và đôi tay lạnh cóng. Hai chị em nhìn anh đau lòng mà rơi nước mắt. Sau đó vì không chịu nỗi lạnh, anh xin nghỉ việc và tìm được việc rửa chén cho một nhà hàng trong phố, lương có khá hơn chút đỉnh .
Tôi còn nhớ có lần ông bà Belsey, là một trong những hội viên của nhà thờ bảo trợ cho chúng tôi, đến thăm viếng chúng tôi và gợi ý gởi cho một ít tiền để xoay sở trong gia đình nhưng anh từ chối vì biết ông bà đang sống bằng tiền hưu trí mỗi tháng. Bà rưng rưng nước mắt và nói với anh:
- Hai em gái của mày cần có ít tiền để mua sắm đồ dùng phụ nữ hàng tháng!
Anh trả lời:
- Không sao, chúng tôi xoay sở được! Nếu có thể ông bà tìm việc bán thời gian cho hai em tôi thì tôi rất cám ơn!
Ông bà đồng ý, nán lại chơi thêm vài phút rồi ông bà ra về.
Sau hai tuần, em tôi được việc sửa đồ jeans, tôi thì không biết may nên nhận việc phụ bếp trong một tiệm pizza sau giờ học và ngày thứ bảy. Tôi còn nhớ, lúc ấy bà chủ tiệm cần một người lau dọn sàn nhà mỗi sáng chủ nhật, vì cần thêm tiền nên tôi nhận lời. Có một lần anh đi ngang qua tiệm, nhìn qua cửa sổ và bắt gặp tôi đang tôi đang lui cui ngồi lau chân bàn ghế, chợt tôi cũng thấy anh đứng nhì và tôi tươi cười vẫy tay chào. Trong giờ ăn cơm chiều với gia đình, anh nói:
- Tuần tới em hãy nghỉ làm việc lau chùi ngày chúa nhật đi! Đến tiệm làm sau khi tan học và ngày thứ bảy là đủ rồi!”
- Sao vậy anh?”
- Anh không thoải mái khi thấy em ngồi dưới đất lau từng chiếc ghế và chân bàn cho người ta!”
Nghe anh nói, tôi thật cảm động và ấm lòng vì anh là người trầm lặng, tình cảm dành cho gia đình không bao giờ biểu lộ nên trước đây tôi không đo lường được tình thương của anh dành cho em gái như thế nào. Ngày hôm sau, tôi xin bà chủ cho tôi nghỉ việc ngày chúa nhật và được bà đồng ý. Thật tình, làm việc này tôi cũng tủi thân nhưng đâu dám nói cho anh và em của mình biết!
Thời gian này, tôi vui nhất là gặp lại đồng hương trong lớp English, mỗi ngày trong giờ giờ thực tập nói tiếng Anh mà cả lớp chúng tôi rơi nước mắt. Thương cho hai cô giáo tốt bụng, một người thì chịu khó dẫn đám học trò về nhà, dạy từng món đồ dùng trong nhà bếp, phòng khách và phòng tắm , một cô thì dẫn học sinh đi shopping, đi ngân hàng, vân vân…
Có một lần cô giáo thấy tôi và em mặc áo thêu, cô giáo rất thích hỏi ai thêu; tôi cho cô biết là tôi thêu! Sau đó cô nhờ tôi thêu một đóa hồng có cành lá xanh trên một mảnh vải nhỏ màu đen để cô lộng vào khuôn làm tranh treo lên tường. Sau khi tôi hoàn tất cô rất hài lòng, ngày hôm sau cô gởi cho tôi ít tiền nhưng tôi từ chối và nói “Cô hãy xem đây là món quà kỷ niệm từ một học trò!” Tôi muốn nói thật nhiều để tỏ lòng tri ân sự tận tâm của cô dành cho học trò chúng tôi, nhưng vốn từ ngữ Anh văn của mình lúc ấy quá ít ỏi!
Ngày tháng trôi nhanh, xuân đi hạ đến, thu sang...! Nơi tôi ở mùa thu rất đẹp, hai bên đường từ phố về nhà, những hàng phong lá chuyển màu từ xanh qua vàng và có những cây có lá đỏ thật đẹp và thơ mộng. Cuối thu thì lá rơi đầy sân nhà và đường phố, có lẽ vì đẹp nên không ai quét lá cho đến thu tàn .
*****
Rồi mùa đông lại đến... tôi và cô em vui mừng đón lấy từng bông tuyết trắng rơi lung linh, chúng tôi xòe đôi tay để hứng lấy. Nhớ lại khi xưa chỉ biết cảnh mùa đông tuyết trắng đẹp qua như tranh qua những hình ảnh trong film và các thiệp Giáng Sinh .
Chúng tôi không theo đạo Thiên Chúa nên gia đình không định ăn tiệc Réveillon năm đó, nhưng chúng tôi được ông bà bảo trợ mời ăn Giáng Sinh vào chiều ngày 25. Buổi tiệc vỏn vẹn có hai vợ chồng già, anh em và cháu tôi nhưng không khí thật ấm cúng. Xong tiệc trên đường về, tuyết rơi nhiều nhưng lại ấm chớ không lạnh như chúng tôi nghĩ. Tuyết rơi suốt đêm và nhiệt độ dần dần hạ xuống thấp đến âm 10 độ C. Tin tức trên Tivi thông báo là suốt đêm sẽ bão tuyết, gần sáng nhìn ra cửa sổ ôi thấy mênh mông là tuyết! Cửa ra vào và cửa sổ đều đóng băng; chúng tôi phải nấu nước sôi và dùng đồ sấy tóc để làm tan tuyết mới mở được cửa.
Sau khi mãn khóa English, anh tôi và cô em dời về một thành phố Toronto để tìm việc làm. Anh dùng tiền dành dụm bấy lâu thuê một căn gát nhỏ và mua một ít vật dụng tiện nghi cho "nhà mới". Cả hai người tìm được việc vào toàn thời gian trong ca ngày: anh làm ở hãng đồng hồ Seiko, em gái thì ở hãng dệt vớ Sport. Em tôi tiếp tục học thêm Anh văn vào sau khi tan việc. Khi đời sống và việc làm của hai người tạm ổn, anh tôi kêu tôi dọn lên thành phố ở chung. Tôi dọn lên được vài tuần thi tìm được việc bán thời gian tại một Pizza Restaurant sau giờ tan học.
Sau này tôi tìm được việc làm tại một hãng may vớ da người cho phụ nữ còn gọi (pantyhoses). Vớ mỏng khó may, lại làm gia công rất khó kiếm đủ tiền sinh sống cho ba tháng đầu tiên, tôi vừa ngồi may và vừa khóc trong suốt mấy tuần đầu! Ban ngày làm việc mệt mỏi, ban đêm đi học, tôi dường như không thấy mặt trời mọc từ ngày thứ hai cho đến thứ sáu.
Vì không có xe, chỗ làm thì khá xa nên mỗi ngày khoảng trước 6 giờ sáng chúng tôi phải ra khỏi nhà đón bus; nếu may mắn thì gặp xe bus trờ tới, còn không thì phải chờ 15 hay 20 phút mới có chuyến kế. Đứng chờ xe trong thời tiết của mùa đông giá rét, đôi khi tay và chân không còn cảm giác. Khi cuộc sống tạm ổn định, ba anh em tôi chính thức trở lại trường học, tốt nghiệp, tìm được việc làm tốt và lương khá hơn xưa.
*****
Nghĩ lại những ngày tháng vất vả, tôi thấy thương và mang ơn những người thân quen của mình trong thời gian khổ cực! Anh tôi, thời gian ấy tuy tiền lương thấp nhưng cố gắng mua cho mỗi đứa em một cái đồng hồ đeo tay hiệu Seiko làm quà Giáng Sinh của năm thứ nhì nơi xứ người, kế đến và hai cô giáo và các người bảo trợ, nhất là ông bà Belsey người hiền hòa, nhân ái vô bờ, nồng nhiệt trợ giúp gia đình tôi vượt qua những tháng ngày khó khăn.
Đến mùa đông thứ ba, chúng tôi mời ông bà Belsey đến dự tiệc Giáng sinh cùng gia đình vào trưa ngày 24. Trước khi vào bàn ăn, bà bảo chúng tôi mở hộp quà của bà gởi tặng, em tôi mở ra thì thấy bên trong toàn là những đồ đan và móc bằng chỉ len, nào là những chiếc vớ nho nhỏ màu đỏ viền trắng, nào là hoa tuyết, chuông nhỏ, vân vân… tất cả được đan va móc rất khéo léo để treo lên cây thông. Bà Belsey bảo chúng tôi hãy treo lên vì bà muốn nhìn thấy ngày Giáng sinh ấm cúng và sung túc của gia đình. Chúng tôi làm theo lời yêu cầu, cả nhà nhìn thấy được nụ cười nở trên môi cùng ánh mắt của ông bà, người mà chúng tôi vẫn một lòng thương mến trước và sau khi hai vị qua đời.
Những tháng năm dài vất vả trên xứ người đã lặng lẽ trôi qua! Bây giờ chỉ còn là kỷ niệm với niềm vui và hạnh phúc để nhớ đến cho hết quãng đời còn lại của mình!
Yên Dạ Thảo
08.12.2012